Pi Node là gì? Giải nghĩa các chỉ số trong Pi Node

Tìm hiểu về Pi Node

Pi Node là gì và các chỉ số như: Incoming connections, Outgoing connections,… khi tiến hành chạy Pi Node sẽ được BrandKey.Vn giải thích một cách chi tiết.

Pi Node là gì?

Để giải thích theo thuật ngữ chuyên ngành hay các thuật toán của blockchain thì rất khó hiểu. Nói một cách đơn giản, Pi Node là một phần mềm chạy trên máy tính, cho phép bạn tham gia vào mạng lưới Pi Network – một mạng lưới blockchain đang được phát triển với mong muốn tạo ra một nền tảng thanh toán phi tập trung, đơn giản, an toàn và tiết kiệm.

Pi Node giúp đảm bảo tính khả dụng và an toàn của Pi Network bằng cách giúp xác nhận các giao dịch trên blockchain. Khi bạn chạy một Pi Node, bạn sẽ đóng góp vào việc giải quyết các khối mới trên blockchain, từ đó kiếm được một khoản thưởng Pi xứng đáng, như là một phần tham gia vào việc phát triển và tăng tính an toàn cho mạng lưới Pi Network. Đây cũng chính là mục đích của người dùng chạy Pi Node hiện nay, nhằm tích lũy được nhiều đồng Pi Coin nhất trong khả năng có thể.

Pi Network hiện tại vẫn đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, có thể sẽ có sự thay đổi về tính năng và phần thưởng được cung cấp cho người dùng khi Pi Network được triển khai hoàn toàn. Phiên bản Pi Node hiện tại là bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng Testnet, cho phép Pi Core Team kiểm tra thuật toán đồng thuận và khả năng mở rộng của nó, hiệu chỉnh cấu hình và điều chỉnh, cải thiện thuật toán đồng thuận.

Việc chạy Pi Node ngoài việc phát sinh thêm chi phí tiền điện, còn tốn thêm một số tài nguyên của máy tính của bạn, bao gồm tài nguyên CPU, ram và mạng.

Để chạy Pi Node, bạn cần tải xuống phần mềm Pi Node trên trang web chính thức của Pi Network và phần mềm Doker ảo hóa về, rồi sau đó cài đặt trên máy tính của bạn. Sau khi cài đặt xong, bạn sẽ có thể mở và thiết lập nó để chạy trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, để chạy Pi Node thành công, bạn cần phải có một chút kiến thức về kỹ thuật để thực hiện cài đặt. Ngoài ra, còn phải đảm bảo một kết nối internet ổn định và luôn mở phần mềm này để hoạt động trên máy tính của bạn.

Các chỉ số trong Pi Node
Các chỉ số trong Pi Node

Ý nghĩa các chỉ số trong Pi Node là gì?

Đối với các bạn tham gia chạy Pi Node, các chỉ số hiển thị trong giao diện Troubleshooting sẽ cung cấp cho các bạn một cách tổng thể về tình trạng đang diễn ra khi tiến hành chạy Node. Tuy nhiên, ý nghĩa của các chỉ số này là gì chưa hẳn ai cũng biết.

1. Troubleshooting trong Pi Node là gì?

Troubleshooting (còn được gọi là khắc phục sự cố). Đây là quá trình phát hiện, chẩn đoán và giải quyết các sự cố trong hệ thống, thiết bị hoặc ứng dụng. Mục đích của Troubleshooting là tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố và giải quyết vấn đề đó để khôi phục hoạt động bình thường. Quá trình này thường bao gồm việc thu thập thông tin, phân tích và đưa ra giải pháp để giải quyết sự cố. Có thể nói đây là công cụ giúp chúng ta khắc phục được hầu hết các lỗi nhẹ, cơ bản nhất.

Troubleshooting đối với Pi Node cũng có ý nghĩa tương tự, nó là giao diện hiển thị các chỉ số cơ bản liên quan đến trạng thái vận hành của Pi Node, gồm hai phần là Diagnostics Info (Thông tin chẩn đoán) và Action (hành động). Dựa vào các giá trị chỉ số này mà các Pioneer có thể đưa ra những chuẩn đoán về tình trạng hiện tại của Pi Node. Từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục nhanh chóng.

2. Diagnostics Info là gì?

Diagnostics Info (Thông tin chẩn đoán) là các thông tin được thu thập để phân tích và giải quyết sự cố. Thông tin này thường bao gồm các thông số kỹ thuật, nhật ký lỗi, thông tin về phần cứng và phần mềm, các thử nghiệm và kiểm tra hệ thống. Thông tin chẩn đoán được sử dụng để xác định vấn đề, tìm kiếm các giải pháp và đưa ra quyết định hành động.

3. Container là gì?

Container là một thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực ảo hóa. Nó đề cập đến một phần mềm được đóng gói trong một “container” độc lập, cùng với tất cả các thư viện và tài nguyên khác mà phần mềm cần để chạy.

Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể coi nó giống như là máy ảo dùng để chạy các ứng dụng. Ở đây là ứng dụng Pi Consensus.

Trong Pi Node, mục container sẽ bao gồm các thông tin sau:

  • Consensus container enabled: Thể hiện thông báo về tình trạng khả năng đồng thuận của các nút (node) trong mạng blockchain đã được chấp thuận chạy TestNet chưa? Mặc định giá trị sẽ là No. Sau khi được chọn chạy TestNet sẽ chuyển sang là Yes.
  • Node switch on: Node của bạn có đang được bật nút hồng không? Nếu không bật nút thì giá trị sẽ là No, nếu bật nút hồng thì giá trị sẽ là Yes.
  • PortsChecker container: Thể hiện trạng thái của container kiểm tra các port. Trong quá trình chờ được xét duyệt chạy TestNet thì trạng thái sẽ là Yes. Sau khi được xét duyệt thì trạng thái sẽ là exited. Nếu các bạn xóa container kiểm tra port thì trạng thái sẽ là absent.
  • Consensus container: Thể hiện trạng thái hoạt động của container consensus. Sau khi Node của bạn được xét duyệt chạy TestNet và Container Consensus chạy thì trạng thái sẽ là running.

4. Consensus trong Pi Node là gì?

Consensus nghĩa là Đồng thuận. Consensus cho phép bạn nắm được hiện trạng của 6 chỉ số:

  • State: Trạng thái đồng bộ hiện tại Node của bạn. Giá trị mong muốn cuối cùng đạt được phải là Synced.
  • Protocol version: Phiên bản giao thức mà Pi Node đang sử dụng. Giá trị  mong muốn cuối cùng đạt được phải là Latest.
  • Latest block: Thể hiện thời gian đồng bộ dữ liệu mới nhất. Thời gian động bộ phải đạt dưới 1 phút. Nếu Pi Node của bạn chạy ổn định sẽ đạt được giá trị mong muốn là a few seconds ago.
  • Outgoing connections: Số lượng kết nối ra bên ngoài với các Node khác. Giá trị tối đa là 8.
  • Incoming connections: Số lượng các Node khác kết nối vào Node của bạn. Khi mới cài đặt hoặc tắt đi bật lại, giá trị Incoming connections Pi Node là 0. Giá trị này sẽ thay đổi và biến thiên lên xuống tùy vào từng thời điểm. Giá trị tối đa của Incoming connections có thể lên tới 64, nhưng để làm được điều đó, yêu cầu bạn phải có một chút thủ thuật công nghệ cũng như có cấu hình máy chạy Pi Node đủ tốt.
  • Supporting other nodes: Thể hiện cho việc có node nào đang kết nối đến node của bạn hay không. Nếu có sẽ hiển thị Yes, nếu không sẽ hiển thị No.

5. Other

Phần này thể hiện những thông tin khác, nhưng không quá quan trọng bằng những phần trên.

  • Pi Node version number: Phiên bản Pi Node đang sử dụng. Hiện phiên bản mới nhất đang là 0.4.5.
  • Operation System: Hệ điều hành và phiên bản hệ điều hành của máy tính đang chạy Pi Node.
  • Using Docker Toolbox: Docker Toolbox là một công cụ phần mềm ảo hóa khác được sử dụng để chạy cùng Docker Desktop trên Windows. Thường chúng ta không sử dụng Docker Toolbox, mà chỉ sử dụng Docker Desktop nên giá trị ở đây thường là No.
  • Node installation date: Hiển thị thông tin ngày tháng mà bạn cài đặt Node. (Phiên bản hiện tại đang lỗi, thể hiện N/A, có nghĩa là không xác định).
  • Availability (up to 90 days): Hiển thị phần trăm giá trị thời gian mà Node của bạn hoạt động, tính từ 3 tháng gần nhất. Nếu Pi Node chạy dưới 3 tháng sẽ hiển thị N/A. Con số này càng cao thì chứng tỏ Node của bạn càng uy tín.

6. Action

Action là những hành động can thiệp của bạn. Những hành động này sẽ gây ra sự thay đổi đáng kể cho quá trình giải quyết các khối mới trên blockchain và tài nguyên thiết bị (nhất là ổ cứng) khi chạy Pi Node trên máy tính.

  • Remove all blockchain data from your computer. Please be cautious of using this action. It may take a while for you to restore your local blockchain data: Cho phép xóa tất cả dữ liệu chuỗi khối khỏi máy tính của bạn. Tuy nhiên Pi Node cũng đưa ra cảnh báo ngay phía sau, đó là hãy nên thận trọng khi sử dụng hành động này, vì có thể mất một khoảng thời gian mới có thể khôi phục được dữ liệu trên chuỗi khối đang khai thác của bạn.
  • Run the optional blockchain API service: Tùy chọn tắt hay bật hành động chạy dịch vụ API cho blockchain của Pi Node. Đây là một công việc quan trọng trong việc triển khai và phát triển các ứng dụng blockchain, cho phép các nhà phát triển tương tác với dữ liệu trên blockchain thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API) được cung cấp. Tuy nhiên dịch vụ này tiêu tốn khá nhiều tài nguyên ổ cứng nên mặc định sẽ được tắt.
Node Pi Network
Node Pi Network

Tổng kết về Pi Node

Thông qua bài viết này, BrandKey.Vn đã giúp bạn hiểu được khái niệm Pi Node là gì cũng như tìm hiểu về các chỉ số thông báo hiển thị trong giao diện Troubleshooting. Để giữ cho việc chạy Pi Node của mình được vận hành một cách ổn định nhất có thể, các Pioneer nên thường xuyên theo dõi giao diện Troubleshooting và hạn chế các thao tác can thiệp sâu vào hệ thống để kiểm tra tình trạng của Pi Node.

Cuối cùng, nên nhớ rằng Pi Network và Pi Node không phải là một cách để kiếm tiền nhanh chóng. Việc chạy Pi Node ngoài việc yêu cầu phải có một số kiến thức về kỹ thuật còn đòi hỏi bạn phải luôn cố gắng và kiên trì để giành được phần thưởng từ việc chạy Pi Node. Vì vậy, hãy xem việc tham gia vào Pi Network như một hoạt động để học hỏi và thử nghiệm công nghệ blockchain, chứ không nên quá kì vọng là một cách để kiếm tiền miễn phí.

Nếu chưa có tài khoản và muốn tham gia vào dự án này, bạn đừng quên sử dụng Mã giới thiệu: junexinhdep để tham gia khai thác cùng admin và team trai xinh gái đẹp, giúp nhau tăng tốc độ đào Pi Coin và nhận được những sự hỗ trợ cần thiết.

Bên cạnh các kiến thức về Omega Network, BrandKey.Vn còn cung cấp cho bạn đọc rất nhiều các kiến thức bổ ích trong lĩnh vực thiết kế website, thiết kế logo, crypto cũng như các thủ thuật hay về công nghệ.

Viết một bình luận